Sinh viên Việt Nam và những yếu kém trong ngành lập trình

Đăng ngày : 2024-04-19 07:10:49

Sinh viên Việt Nam và những yếu kém trong ngành lập trình

1. Học lập trình hay Công nghệ Thông tin (nói chung) vì đó là mốt, và làm ra được nhiều tiền?
Nhiều sinh viên đều không có nhận thức rõ và hiểu rõ học lập trình hay CNTT là học cái gì, mà chỉ bị các định kiến về tiền bạc, làm việc chỗ ngon, nhiều người kính nể, … để theo học.

2. Dốt đặc tiếng Anh hoặc trình độ tiếng Anh nửa vời hoặc cho mình đủ trình độ nên không cần học nữa?
Nhược điểm này không mới trong giáo dục Công nghệ Thông tin, nhưng đây gần như là một vấn đề nhức nhối không thể nào chối bỏ. Thứ nhất, nhiều sinh viên lầm tưởng nắm các từ ngữ tiếng Anh thông dụng là có thể học ngành này tốt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Khi học lập trình, tất cả ngôn ngữ lập trình đều có từ khóa bằng tiếng Anh, mã lỗi cũng bằng tiếng Anh, giải thích lỗi cũng bằng tiếng Anh, hay tài liệu tham khảo cũng bằng tiếng Anh nốt. Vì vậy, những bạn biết tiếng Anh khá sẽ có lợi thế không nhỏ so với bạn không biết hoặc biết mức khiêm tốn.

Sinh viên Việt Nam và những yếu kém trong ngành lập trình

Lỗi nặng nhất của sinh viên khi theo học khóa học Lập trình hướng đối tượng thường là cắm đầu lập trình, đến khi biên dịch thì ra 1 đống lỗi, và cũng không bao giờ thèm đọc và dịch hiểu các lỗi này là lỗi gì? Ví dụ lỗi: Object reference not set to an instance of an object thần thánh. Nhiều lỗi lập trình rất oái ăm, đôi khi dịch được thông điệp lỗi nhưng phải search Google mới có cách giải quyết, khi đó 1 đống giải pháp cũng là tiếng Anh. Nếu những bạn nào không giỏi đọc hiểu tiếng Anh thì rất khó giải quyết các lỗi này. Điều đó trình độ đọc hiểu tiếng Anh thông dụng chưa chắc đảm bảo cho bạn chiếc vé để giải quyết vấn đề. Đa số sinh viên cự cãi và ngụy biện dạng như không biết hỏi ông thầy/bà cô, hỏi thằng nào giỏi ấy, … mò từ cũng ra. Xin thưa các bạn, khi ra trường làm việc người ta tính cái hiệu suất làm việc để kịp dự án, các bạn có thể mò được chức năng đó nhưng quan trọng là mò trong thời gian bao lâu. Người giỏi tiếng Anh có thể hoàn thành công việc 1-2 tiếng là xong, các bạn dốt thì mò, là mò có khi 3-4 ngày, 1 tuần mới xong. Khi đó công ty có nước sập tiệm hoặc sa thải các bạn đi cho khỏe.

 

3. Lười hoặc thiếu tập trung lập trình thay vào đó xen kẽ việc chơi game, nghe nhạc, Facebook, … và những thứ khác với thời gian lập trình?
Tất cả chúng ta đều có thói quen làm 1 xíu, lướt Face, Zalo 1 xíu, sinh viên lập trình không phải ngoại lệ. Khi các bạn học, các bạn có thể xen kỹ làm việc riêng mà vẫn học tốt, tuy nhiên các thứ ấy sẽ làm phân tán, sao nhãng và kéo dài thời gian học tập hay làm bài tập. Thay vì, ráng hết sức làm bài tập 1-2 ngày là xong, các bạn thích kiểu 1-2 tháng mới xong và sau đó biện bạch lý do đủ kiểu với thầy cô về việc học của mình.

Khi chúng ta đi làm, tất nhiên tất cả các công ty đều cấm và cấm đến cấm việc sử dụng Internet, lướt Face, .. nhất là các công ty lập trình lớn. Nếu chúng ta không quen việc cấm đoán này, thì có lẽ định hướng của chúng ta đã sai, vậy học lập trình làm gì hay đi làm nghề lập trình làm gì? Hơn nữa, làm việc riêng khi lập trình nó ảnh hưởng cực kỳ ghê gớm đến cảm hứng lập trình. Bạn đang viết 1 chức năng và hiểu về cách hoạt động của nó khá tốt cũng như biết cách kết hợp giữa nó với các chức năng khác. Tuy nhiên, sau khi lướt Face 15′, đầu óc bạn mất cảm hứng, quên phải làm gì để thực hiện chức năng tiếp theo, và buộc phải đọc và hiểu chức năng trước đó từ đầu, dẫn đến việc mất thời gian. Những người lập trình viên chuyên nghiệp đều biết, nếu đã vào “form lập trình” thì làm việc rất hiệu quả.

 

4. Tư duy sao chép
Hẳn nhiều bạn quen với câu nói: “Lập trình chỉ là những thao tác cắt, dán và chỉnh sửa”. Điều này có lẽ là đúng trong nhiều trường hợp, vì 1 số chức năng có thể na ná giống nhau vì vậy chúng ta chỉ cần copy và edit là xong. Tuy nhiên, điều này lại được bộ phận lớn áp dụng theo kiểu “copy & paste” mà quên “edit” phải có trình độ. Không phải chức năng nào cũng như thế, chúng ta phải chỉnh sửa có tư duy, chứ không rập khuôn chứ cái máy.

Sinh viên Việt Nam và những yếu kém trong ngành lập trình

Một sinh viên nữ trong giờ thực hành viết mã nguồn, căn lề thẳng tắp, nói chung là rất đẹp. Tất cả mã nguồn đều sao chép từ bài Lab không sót dấu chấm, phẩy mà sinh viên đó không hề viết nội dung bài Lab là mã giả. Em nó còn hồn nhiên hỏi tại sao nó không cho ra kết quả?

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều đáng buồn cười nhất, một sinh viên nam khác cũng sao chép đoạn code C# đơn giản có sẵn để in ra chuỗi “Hello World”. Tuy nhiên, kết quả không chạy vì sinh viên này vì phát sinh lỗi thiết sót dấu chấm, phẩy, canh dòng, dấu ngoặc, .. quá nhiều. Đến việc sao chép gõ 1 đoạn code có sẵn vào máy, sinh viên cũng không thể làm được, thì vậy làm được điều nữa? Cho sẵn code khi đi thi, chưa chắc anh chàng này đã đậu?

Ngoài ra, còn nhiều nhiều đức tính tốt đẹp của các bạn ấy nữa, nhưng kể ra cũng giữ nên 1 phần tốt đẹp để bớt ăn gạch đá của cộng đồng hay giữ hình ảnh của tác giả. Hi vọng qua bài viết này, các sĩ tử định lò dò vào ngành lập trình hay CNTT xin “please” nghiên cứu 1 tý về nội dung ngành. Nếu các bạn cảm thấy không học được, thì xin nghỉ ngay từ đầu, để khỏi làm cực thân, khổ thầy cô hay khổ các công ty lập trình và xã hội.



CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP

Kết nối với chúng tôi