Công cụ Google Search Console của Google

Đăng ngày : 2024-04-27 01:39:39

Hướng dẫn sử dụng công cụ Google Search Console

Google Search Console là một công cụ hữu ích để người quản trị website có thể theo dõi toàn bộ hoạt động của trang website của mình.Bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn tìm hiễu về công cụ do Google cung cấp.

Để sử dụng được Google search console, yêu cầu các webmaster phải thêm trang web mình vào công cụ Search Console của Google. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ nói về tất cả các tính năng của Công cụ Search Console của Google và cách cài đặt, cách sử dụng nó để tăng sự hiện diện trang web của bạn trên SERPs.

Tại sao phải dùng Google Search Console:

Search Console của Google cung cấp rất nhiều công cụ tuyệt vời để giám sát và tối ưu hóa hiệu suất trang web của bạn :

Tối ưu hoá website:

  • Cho phép Google truy cập nội dung mà bạn muốn họ truy cập
  • Gửi nội dung mới cho Google để thu thập thông tin và lập chỉ mục
  • Xóa bất kỳ nội dung nào bạn không muốn thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục
  • Quét và khắc phục bất kỳ phần mềm độc hại hoặc spam trên trang web của bạn
  • Gửi sitemap XML để Google biết tất cả các trang của bạn
  • Xem các hướng dẫn và yêu cầu cải tiến HTML
  • Giám sát bất kỳ vấn đề tác vụ thủ công ( hình phạt ) trên trang web của bạn

Tối ưu hoá hiệu suất:

  • Xem các từ khoá người dùng tìm kiếm mà bạn đang xếp hạng
  • Theo dõi đoạn mã dữ liệu có cấu trúc
  • Xem backlink trỏ đến trang web của bạn
  • Theo dõi hiệu suất trang web di động
  • Xem Google crawl được bao nhiêu dữ liệu từ trang web của bạn
  • Xem lỗi thu thập thông tin trên trang web của bạn

Ai nên dùng Google Search Console:

Nếu bạn có một trang web tôi khuyên bạn nên sử dụng Google Search Console. Cho dù bạn có một blog đơn giản hoặc một trang web công ty lớn, việc sử dụng công cụ này có thể làm tăng khách hàng và lưu lượng truy cập cũng như giám sát trang web của bạn cho bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.

Chủ doanh nghiệp:

Với bất kỳ chủ sở hữu doanh nghiệp nào có một trang web cũng nên sử dụng công cụ miễn phí này của Google. Nó có thể cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin quan trọng về cách khách truy cập của họ truy cập vào trang web của họ và giám sát bất kỳ sự cố spam hoặc bảo mật tiềm ẩn nào.

Chuyên gia SEO:

Các chuyên gia SEO nên sử dụng Google Search Console để xem các backlink, nghiên cứu từ khoá và theo dõi hiệu suất từ ​​khoá. Sử dụng công cụ này kết hợp với Google Analytics bạn có thể nhận được danh sách từ khoá dài mà bạn không thể có được với công cụ khác.

Quản trị viên trang web:

Riêng các quản trị viên trang web cần phải có khả năng giám sát trang web của họ hàng ngày và công cụ này đáp ứng được điều đó. Nó cung cấp một phân tích tốt về các vấn đề bảo mật , các vấn đề tải trang web và phần mềm độc hại.

Web Developers:

Công cụ Search Console của Google có thể giúp các nhà phát triển web bằng cách theo dõi các vấn đề đánh dấu phổ biến như meta description trùng lặp, lỗi trong dữ liệu có cấu trúc hoặc lỗi HTML.

Làm thế nào có thể sử dụng Google Search Console:

Khi bạn mới tiếp xúc với Google Search Console bạn sẽ khá nản nhưng sau khi đọc hướng dẫn này, bạn sẽ có thể sử dụng và khai thác đầy đủ chức năng và các tiềm năng mà nó đem lại.

Bắt đầu với Search Console:

Bắt đầu với Google Search Console là đơn giản bạn chỉ cần truy cập và đăng ký miễn phí tại đây. Khi bạn đang ở trong bảng điều khiển, bạn sẽ phải thêm trang web của mình bằng cách điền website của mình vào và nhấp chuột vào nút "Thêm Trang Web".

Lưu ý : nếu trang web của bạn có SSL (https), thì bạn nên thêm cả phiên bản (http) vào bảng điều khiển Search Console.

Xác minh website trong Search Console:

Khi bạn thêm website vào công cụ Search Console, bạn sẽ phải xác minh rằng bạn là chủ sở hữu thực sự của trang web. Google sẽ cho phép bạn xác minh bằng các phương thức dưới đây:

  • Google Analytics ( Sử dụng tài khoản Google Analytics của bạn )
  • Tải lên tệp HTML ( Tải tệp HTML lên trang web của bạn )
  • Nhà cung cấp tên miền ( Đăng nhập vào nhà cung cấp tên miền của bạn )
  • Trình quản lý thẻ của Google ( Sử dụng tài khoản Trình quản lý thẻ của Google của bạn )
  • Thẻ HTML ( Thêm thẻ meta vào trang chủ trang web của bạn )

Google Search Console là gì? Cách sử dụng?

Nó tùy thuộc vào lựa chọn của bạn … Với tôi thì tôi luôn chọn thêm thẻ HTML, chỉ cần copy đoạn meta bôi đỏ như hình trên và ném cho bạn code kèm một câu ” nhét code này trong phần

, trước phần.

Bảng điều khiển:

Phần này giống như một góc nhìn tổng quan về website, thông qua 3 mục chính :

  • Lỗi thu thập dữ liệu
  • Phân tích tìm kiếm
  • Sitemap website

Bạn có thể click vào từng phần ở mục chính bạn có thể xem chi tiết từng phần nhé.

Thông báo:

Phần này chứa các thông báo chính thức từ hệ thống của Google tới các chủ website, các thông báo phạt thường được nhận biết từ đây.

Giao diện tìm kiếm:

Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc giúp Google hiểu nội dung trên trang web của bạn và có thể được sử dụng để hiển thị các đoạn trích chi tiết trong kết quả tìm kiếm. Bạn có thể cung cấp dữ liệu có cấu trúc bằng cách thêm ngôn ngữ đánh dấu HTML vào các trang trong trang web của bạn.google search console

Lưu ý : Google nói rằng không có gì đảm bảo rằng dữ liệu có cấu trúc của bạn sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm, ngay cả khi trang của bạn được đánh dấu đúng theo công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc . Tuy nhiên nếu hứng thú tìm hiểu chi tiết hơn bạn có thể tham khảo bài viết dữ liệu có cấu trúc này nhé.

Thẻ Rich

Thẻ rich là cách hay để cung cấp dữ liệu cho Google Tìm kiếm về các sự kiện, sản phẩm hoặc cơ hội trên trang web của bạn. Dữ liệu thẻ rich có thể được hiển thị cho người dùng dưới nhiều định dạng trên các thiết bị khác nhau và có thể giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.

Hiện Nay Google có các loại thẻ rich như sau :

  • Breadcrumbs
  • Corporate Contact Information
  • Carousels
  • Logos
  • Sitelinks Searchbox
  • Preferred Site Name
  • Social Profile Links
  • Articles
  • Books
  • Courses
  • Datasets
  • Events
  • Fact Check
  • Job Postings
  • Local Businesses
  • Music
  • Podcasts
  • Products
  • Recipes
  • Reviews
  • TV and Movies
  • Videos

Công cụ đánh dấu dữ liệu

Nếu không có khả năng chỉnh sửa code để thêm các đoạn dữ liệu có cấu trúc vào trang web của bạn, bạn vẫn có thể gửi trang web của mình tới công cụ đánh dấu dữ liệu để “cải thiện giao diện khi tìm kiếm” của bạn trong kết quả tìm kiếm. Chỉ cần nhấp vào nút “bắt đầu đánh dấu” và điền vào ô một đường dẫn bạn cần đánh dấu. Sau đó bạn cần chọn loại thông tin cần đánh dấu cho trang bạn cần đánh dấu và tick chọn “Chỉ gắn thẻ trang này” hoặc “Gắn thẻ trang này và các trang khác tương tự”.

Với Công cụ đánh dấu dữ liệu, bạn chỉ cần “gắn thẻ” từng trường dữ liệu bằng chuột : “Chọn tiêu đề, tác giả, ngày xuất bản, hình ảnh, danh mục và xếp hạng trung bình” Sau đó bạn chỉ cần click vào nút ” Xong” là ok. Khi Google hiểu cấu trúc trang web của bạn có thể xem xét và xuất bản trang.

Cải tiến HTML

Phần cải tiến HTML hiển thị cho bạn thông tin chi tiết về bất kỳ lỗi HTML nào mà Google thông báo cho trang web của bạn. Nó sẽ kiểm tra các vấn đề tiềm ẩn với các thẻ tiêu đề, mô tả meta và các nội dung không thể lập chỉ mục.

Bạn nên chú ý đến phần này để đảm bảo rằng tất cả thẻ meta của bạn đều là duy nhất và đúng chiều dài. Dưới đây là hình ảnh về thông báo lỗi, bạn nên nhấp vào những chữ màu xanh để nhận được thông tin chi tiết hơn.

Trang đã tối ưu cho thiết bị di động

Trang đã tối ưu cho thiết bị di động (AMP) là một sáng kiến mã nguồn mở để làm cho các trang web tải nhanh và có giao diện đẹp trên thiết bị di động, thậm chí khi mạng chậm.

Nếu bạn có một website làm trên nền tảng mã nguồn mở WordPress bạn có thể tìm kiếm và cài plugin AMP như hình ảnh bên trên, còn nếu bạn có website trên nền tảng khác hoặc tự code, bạn có thể tham khảo ở đây.

Lưu lượng tìm kiếm:

Phân tích tìm kiếm

Phần phân tích tìm kiếm là một trong những phần hay nhất của Google Search Console. Bạn có thể phân tích hiệu suất của bạn trên Google tìm kiếm, sau khi thêm một thời gian bạn sẽ thấy danh sách các từ khoá và dữ liệu cho mỗi từ khóa. Chọn dữ liệu sau để xem nó trong bảng:

  • Nhấp chuột – Số lần nhấp chuột đến trang web của bạn từ từ khóa này
  • Số lần hiển thị – Số lần xem trang web của bạn nhận được từ từ khóa này
  • CTR – Tỷ lệ nhấp chuột của từ khoá
  • Vị trí – Vị trí trong Google Tìm kiếm của từ khóa này

Dưới đây là ví dụ về một số từ khóa trong mục phân tích tìm kiếm mà chúng tôi xếp hạng:

Google Search Console là gì? Cách sử dụng?

Thông tin này có thể rất hữu ích trong việc nghiên cứu từ khóa dài mà bạn không chủ đích SEO cho nó, những từ khoá này được sinh ra từ hệ thống học máy của Google ( Hệ thống machine learning học tất cả nội dung trên trang của bạn, kể cả phần comment và sau đó khi người dùng tìm kiếm một nội dung bất kì có cùng vấn đề nào đó trong trang, nó sẽ xếp hạng với những từ khoá tương ứng ).

Các liên kết tới trang web của bạn

Phần này khá quan trọng, giúp bạn theo dõi các liên kết đến website của bạn được hệ thống Google chấp nhận, nó giúp webmaster nhận dạng được các liên kết bất thường trỏ đến trang web của họ.

 

Gồm 3 phần chính :

  • Người liên kết nhiều nhất : những domain có backlink trỏ về nhiều nhất
  • Nội dung được liên kết nhiều nhất của bạn : chi tiết số lượng backlink trỏ về các trang khác nhau của bạn
  • Các dữ liệu của bạn được liên kết : đây chính là các anchortext trỏ đến website của bạn

Lưu ý : phần này có thể tải xuống, bạn có thể click vào các link xem thêm màu xanh để xem chi tiết hơn.

Liên kết nội bộ

Với phần liên kết nội bộ này, bạn sẽ nhận được báo cáo rõ ràng cho từng trang  đích có bao nhiêu link nội bộ từ những bài nào trỏ về.

Tác vụ thủ công

Phần này thường nhận được các thông báo hình phạt từ Google với nội dung như sau :” Trang web này có thể không còn hoạt động tốt như trước trong kết quả của Google vì có vẻ trang đã vi phạm Nguyên tắc quản trị trang web của Google. ”

Bạn có thể tham khảo các nguyên tắc quản trị trang web bằng liên kết này để tìm hiểu chi tiết hơn về các hình phạt tác vụ thủ công.

Nhắm mục tiêu quốc tế

Nhắm mục tiêu đối tượng của bạn dựa trên cài đặt ngôn ngữ và vị trí. Phần này đảm bảo rằng kết quả tìm kiếm hiển thị ngôn ngữ và phiên bản quốc gia phù hợp của các trang của bạn. Để đảm bảo rằng nội dung của bạn tiếp cận đối tượng phù hợp

  • Ngôn ngữ : Google sử dụng thẻ hreflang để khớp tùy chọn ngôn ngữ của người dùng với sự thay đổi phù hợp về trang của bạn.
  • Quốc gia : chọn nhắm mục tiêu người dùng đến quốc gia bạn lựa chọn, giúp Google ưu tiên website của bạn khi người dùng tại quốc gia đó tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung của bạn.

Tính khả dụng trên thiết bị di động

Khắc phục các vấn đề về khả năng sử dụng trên thiết bị di động đang ảnh hưởng đến trang web của bạn. Các trang web gặp vấn đề về khả năng sử dụng trên thiết bị di động sẽ bị giảm hạng trong kết quả tìm kiếm. Tìm hiểu thêm chi tiết tại đây .

Chỉ mục của Google:

Trạng thái chỉ mục

Phần số liệu thống kê thu thập thông tin trong Search Console có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về số lượng trang đang được Google thu thập dữ liệu của bạn mỗi ngày. Nếu bạn không thấy bất kỳ dữ liệu nào trong phần này, thì Google vẫn chưa thu thập dữ liệu trang web của bạn. Hãy chịu khó chờ một chút thời gian và bạn sẽ bắt đầu thấy dữ liệu trong 90 ngày hoạt động gần đây.

Tài nguyên bị chặn

Các máy chủ này phân phối tài nguyên trang web quan trọng bị chặn với Googlebot. Nếu Googlebot không thể truy cập các tài nguyên quan trọng trên trang của bạn thì trang có thể được lập chỉ mục không chính xác. Tìm hiểu thêm.

Xoá URL

Xóa URL khỏi Google Search đơn giản với Google Search Console. Vào phần Chỉ mục của Googletiếp đó nhấp vào Xóa URL , từ đó bạn có thể yêu cầu xóa các trang nhất định trên trang web của bạn. Để làm như vậy, chỉ cần nhấp vào nút ” Ẩn tạm thời ” và nhập vào URL mà bạn muốn xóa.

Một xác nhận sẽ xuất hiện và nếu bạn muốn xoá hẳn, bạn có thể chọn loại yêu cầu ” tạm thời ẩn trang từ kết quả tìm kiếm và loại bỏ khỏi bộ nhớ cache” .

Sau khi bạn nhấp vào “gửi yêu cầu”, bạn sẽ thấy URL xuất hiện trong bảng bên dưới với trạng thái của trang. Một khi nó đã được gỡ bỏ khỏi kết quả tìm kiếm, bạn có thể xóa trang khỏi trang web của bạn một cách an toàn.

Thu thập dữ liệu:

Lỗi thu thập dữ liệu

Khi Google thu thập dữ liệu trang web của bạn, nó cũng tìm kiếm bất kỳ lỗi nào ngăn Googlebot thu thập thông tin các trang nhất định. Phần lỗi lỗi thu thập dữ liệu có 2 loại lỗi:

  • Lỗi trang web – nếu Googlebot không thể truy cập toàn bộ trang web của bạn ( DNS, kết nối máy chủ, tìm nạp robot txt ) .
  • Lỗi URL – phần này chỉ một số URL trả lại lỗi HTTP ( lỗi máy chủ do hết thời gian chờ hoặc chặn, Soft 404 thì URL đích không tồn tại nhưng máy chủ của bạn không trả về lỗi 404 , Google không thể thu thập thông tin URL này do sự cố chưa xác định. …) .

Khi bạn gặp một lỗi, chỉ cần sửa lỗi đó và đánh dấu nó là cố định và nhấp ok để đánh dấu gối này đã được khắc phục.

Số liệu thống kê thu thập dữ liệu

Phần số liệu thống kê thu thập dữ liệu trong Search Console có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về số lượng Google đang thu thập dữ liệu trang web của bạn mỗi ngày. Nếu bạn không thấy bất kỳ dữ liệu nào trong phần này, thì Google vẫn chưa thu thập dữ liệu trang web của bạn. Hãy dành một chút thời gian và bạn sẽ bắt đầu thấy dữ liệu trong 90 ngày hoạt động gần đây.

Biểu đồ quan trọng nhất là số trang được thu thập dữ liệu mỗi ngày. Điều này cho bạn một cái nhìn tốt về số tiền Google đang ghé thăm trang web của bạn. Số trang được thu thập dữ liệu mỗi ngày thường tương đương với sự phổ biến và quyền hạn của trang web của bạn.

Tìm nạp như Google

Tìm nạp như Google là công cụ được Google cung cấp cho các webmaster để lập chỉ mục trang web của bạn trong Google nhanh hơn .

Khi bạn nhập một URL vào công cụ này, một Googlebot sẽ thu thập dữ liệu trang bạn mong muốn và nó dẫn đến việc trang được lập chỉ mục nhanh hơn. Thói quen tốt là gửi nội dung mới cho công cụ tìm nạp của Google và gửi nó tới chỉ mục của Google ( ngoài ra nếu bạn muốn lập chỉ mục nhanh có thể truy cập link này nhé, lưu ý với link này một email chỉ dùng tối đa 49 lần )

Google Search Console là gì? Cách sử dụng?

Bộ kiểm tra robot.txt

Phần này chủ yếu dùng để chỉnh sửa file robots.txt của bạn và kiểm tra lỗi xem các loại Google bot có được phép truy cập không. Rất quan trọng nhé, nếu trong trường hợp website các bạn không nhận được index thì bạn phải kiểm tra gấp ngay trong phần này và meta robots nhé. ( Xem chi tiết )

Sơ đồ trang web

Điều đầu tiên bạn nên làm sau khi xác minh trang web của bạn là gửi sitemap tới Google. Sitemap XML là tệp liệt kê tất cả các trang được bao gồm trong trang web của bạn. Sơ đồ trang web cũng bao gồm các siêu dữ liệu quan trọng như khi trang được cập nhật lần cuối cùng và loại nội dung nào được bao gồm trong các trang. Các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu qua tệp này dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng đoán tất cả các trang web của bạn.

Với mã nguồn mở như WordPress cho phép bạn cài đặt các plugin miễn phí như “Google XML Sitemaps” . Ngoài ra nếu bạn sở hữu một trang web tự code thì bạn có thể dùng công cụ này để tạo file sitemap. Sau đó đơn giản chỉ cần tải file xml xuống và up lên thư mục gốc trong hosting ( lưu ý là bạn phải cập nhật nó thường xuyên nếu như bạn có nội dung mới ).

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên bạn có thể sử dụng công cụ sơ đồ trang web trên Search Console để thêm sơ đồ trang web.

Tham số URL

Nếu Googlebot truy cập trang web của bạn không gặp vấn đề gì, thì bạn không cần cấu hình các tham số URL. ( Cấu hình tham số không đúng có thể khiến các trang từ trang web của bạn bị loại khỏi chỉ mục của Google, vì vậy tôi khuyên bạn không nên dùng công cụ này trừ khi cần thiết).

Từ các tham số mà Googlebot đã phát hiện trên trang web của bạn, đây là một danh sách tham số có vẻ không phải là để thay đổi nội dung trang của bạn. Google sẽ bỏ qua các tham số này. (Nếu bạn chắc chắn rằng điều này không đúng, bạn có thể chỉ ra cách bạn muốn xử lý các tham số này).

Vấn đề bảo mật

Phần này Google sẽ thông báo cho bạn những vấn đề bảo mật có thể ảnh hưởng đến website của bạn, nếu bạn nhận được cảnh báo phần mềm độc hại trong trình duyệt khi điều hướng đến website của mình, có khả năng website của bạn đang chứa phần mềm độc hại. Nếu gặp trường hợp cảnh báo bảo mất, bạn chỉ cần gỡ bỏ những file hay đoạn code bất thường trong code của bạn và kháng cáo là ok

Kết Luận:

Google Search console là một công cụ rất quan trọng đối với bất kỳ chủ trang web hoặc chủ sở hữu trang web. Thực hiện thói quen kiểm tra công cụ quản trị trang web hàng ngày của bạn để xem lỗi, từ khóa mới, liên kết ngược và trạng thái sơ đồ trang web. Hãy cho chúng tôi biết các công cụ yêu thích của bạn trong Bảng điều khiển tìm kiếm của Google bằng cách nhận xét dưới đây.



CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP

Kết nối với chúng tôi